Contents
Giới thiệu và cài đặt Webinoly
Webinoly v1.3.1 chạy tốt nhất trên Ubuntu 18.04 với Nginx v1.12.2 + MariaDB v10.2.14(MySQL) + PHP v7.1.15-1 + HTTP/2 và cấu hình chuẩn dùng FastCgi Cache hoặc Redis Object Cache để cache.
Việc cài đặt Webinoly cũng rất đơn giản, chỉ việc copy dòng bên dưới vào là được:
1 |
wget -qO weby qrok.es/wy && sudo bash weby 3 |
Thời gian cài đặt khá nhanh, sau khi cài đặt script xong thì sẽ hiển thị như ảnh bên dưới
Hướng dẫn thêm domain, cài đặt wordpress nhanh
1 2 3 4 5 |
sudo site example.com -wp=default -cache sudo site example.com -wp sudo site domain.com -html sudo site domain.com -php sudo site domain.com -mysql |
Trong đó ý nghĩa của các tham số phía sau là :
- –wp=default –cache : Tự cài đặt một website WordPress có sẵn và bật FastCGI Cache. (Khuyến khích dùng)
Cần cài thêm 2 plugin để quản lý đó là Nginx Helper và Redis Object Cache. Redis thì chỉ cần Enable là được, còn Nginx Helper setting như ảnh bên dưới để tự xóa cache khi post bài :
- -wp : Tự cài đặt một website WordPress có sẵn và sử dụng cache mặc định từ Webinoly (Redis Cache). Setting Nginx Helper chỉ cần chọn lại Caching Method là Redis cache là được.
- -html : Tạo một trang web không có database, chỉ sử dụng html cơ bản
- -php : Tạo một trang web không có database, sử dụng được php
- -mysql : Tạo một trang web có database và sử dụng được php
HTTP Authentication và phpmyadmin
HTTP Authentication là gì ?
Nó là phương thức bảo mật để chống truy cập vào những nơi ta không muốn người khác vào, khi vào bắt buộc phải nhập user/pass mới có thể vào được. Giống như ta khóa cửa nhà của ta lại vậy, trộm biết địa chỉ nhưng không thể vào được 😀
Mặc định thì Webinoly đã bật tính năng này, và bắt buộc ta phải setting username và mật khẩu thì mới có thể truy cập được. Nếu không khi truy cập wp-admin hoặc 22222 sẽ báo lỗi 403, sử dụng lệnh bên dưới :
1 |
sudo httpauth -add |
Hoặc thêm nhanh bằng lệnh :
1 |
sudo httpauth -add=[user,password] |
Các câu lệnh quản lý khác :
1 2 3 4 |
sudo httpauth -delete sudo httpauth -list sudo httpauth -wp-admin-on sudo httpauth -wp-admin-off |
Trong đó ý nghĩa của các tham số phía sau là :
- -delete : Để xóa người dùng
- -list : Xem danh sách người dùng
- -wp-admin-on : Bật HTTP Authentication cho wp-admin (mặc định đã bật)
- -wp-admin-off : Tắt HTTP Authentication cho wp-admin
Đỗi cổng truy cập Admin Tools
Nếu bạn không thích cổng 22222 mặc định làm cổng vào Admin Tools thì có thể đổi nó đi với lệnh.
1 |
sudo webinoly -tools-port |
Ví dụ :
1 |
sudo webinoly -tools-port=19816 |
Các câu lệnh quản lý website
- Bật FastCgi Cache
1 |
sudo site domain.com -cache |
- Tắt FastCgi Cache
1 |
sudo site domain.com -nocache |
- Xóa Domain khỏi VPS
1 |
sudo site domain.com -delete |
- Xóa tất cả Domain khỏi VPS
1 |
sudo site -delete-all |
- Xem danh sách domain hiện có
1 |
sudo site -list |
- Bật SSL Certificates with Let’s Encrypt
1 |
sudo site domain.com -ssl-on |
- Tắt SSL Certificates with Let’s Encrypt
1 |
sudo site domain.com -ssl-off |
- Lệnh xóa cache website
1 2 3 4 5 |
sudo webinoly -clear-cache=fastcgi sudo webinoly -clear-cache=redis sudo webinoly -clear-cache=memcached sudo webinoly -clear-cache=opcache sudo webinoly -clear-cache=all |
- Cấu hình Cache Webinoly
1 |
sudo webinoly -config-cache |
Các thông số thời gian với định dạng sau :
s – seconds
m – minutes
h – hours
d – days
w – weeks
M – Months
y – years
Ví dụ :
1 |
sudo webinoly -config-cache=[10d,1w,5m] |
- Khôi phục Username/Password Root database
1 |
sudo webinoly -dbpass |
- Cài đặt lại TimeZone cho VPS
1 |
sudo webinoly -timezone |
Ví dụ :
1 |
sudo webinoly -timezone=Asia/Ho_Chi_Minh |
Kiểm tra các múi giờ được hổ trợ
- Cập nhật phiên bản mới Webinoly
1 |
sudo webinoly -update |
- Block một IP nào đó
1 |
sudo webinoly -blockip=123.231.12.31 |
- Gỡ Webinoly khỏi Ubuntu
1 |
sudo webinoly -uninstall |
Hướng dẫn backup code, database thủ công
Sau đây mình sẽ hướng dẫn cho các bạn không rành các lệnh để backup một cách thủ công từ VPS khác sang Webinoly.
Cài phần mềm cần thiết
Trong bài backup thủ công này, mình sẽ sử dụng lệnh zip
và unzip
vì lệnh này dễ sử dụng hơn lệnh tar
nhiều. Do đó, bạn cần chắc chắn là VPS của bạn đã có cài phần mềm ZIP bằng cách chạy lệnh sau để cài:
1 |
sudo yum install zip unzip -y |
Sao lưu và khôi phục database
-
Backup database
Để backup database, chúng ta sẽ sử dụng lệnh mysqldump
theo cấu trúc:
1 |
mysqldump -u [tên database username] -p [tên database cần backup] > [tên file cần lưu].sql |
Ví dụ mình có 1 database tên là chaublog với database username là chaublog_user và cần backup ra một file tên là chaublog-data.sql thì viết lệnh như sau:
1 |
mysqldump -u chaublog -p chaublog_user > chaublog-data.sql |
Nó sẽ hỏi mật khẩu của database user, bạn chỉ cần nhập vào là xong. Còn nếu bạn không muốn gõ mật khẩu sau khi chạy lệnh thì viết -p123456
, (123456 là mật khẩu database).
Backup xong thì file .sql sẽ được lưu ở thư mục hiện tại mà bạn đang truy cập.
-
Khôi phục database
Để khôi phục database ta không sử dụng mysqldump mà sẽ sử dụng lệnh mysql
với cúa trúc:
1 |
mysql -u [tên database username] -p [tên database cần được khôi phục] < [tên file .sql cần khôi phục] |
Ví dụ :
1 |
mysql -u chaublog_user -p123456 chaublog < chaublog-data.sql |
Lưu ý là nếu database bạn đang có dữ liệu rồi thì tốt nhất hãy xóa data đó đi và tạo lại một database mới hoặc xóa tất cả dữ liệu bên trong data đó rồi hẵng import vì nó không hỗ trợ ghi đè.
Sao lưu và khôi phục source code
-
Sao lưu source code
Đầu tiên cd đến thư mục chứa code của web, nếu của các bạn khác thì cứ sửa lại cho đúng đường dẫn nhé
1 |
cd /var/www/domain.com/htdocs/ |
Tiếp theo ta zip code :
1 |
zip -r [tên-file-cần-tạo] [thư-mục-cần-nén] |
Ví dụ :
1 |
zip -r chaublog.zip * |
Mình dùng * ở đây là để zip toàn bộ nội dung thư mục htdocs khi nãy mình đã cd vào nhé.
-
Khôi phục source code
Mình sẽ dùng scp để chuyển thẳng code từ VPS củ sang VPS mới luôn. Thường thì VPS ubuntu đều đã cài sẵn scp, còn nếu chưa có thì gõ lệnh :
1 |
apt-get install scp |
Lệnh copy sang VPS mới :
1 |
scp source.tar.gz root@IP-máy-chủ-mới:/var/www/domain.com/htdocs/ |
Ví dụ : Khi nãy mình zip với tên là chaublog.zip (nhớ thay đường dẫn phía sau lại cho chính xác)
1 |
scp chaublog.zip root@192.168.1.1:/var/www/chaublog.com/htdocs/ |
Tiếp theo nó sẽ hỏi là :
1 |
Are you sure you want to continue connecting (yes/no)? |
Gõ yes rồi nhập mật khẩu root VPS mới để chuyển source code sang nhé.
Hướng dẫn tối ưu Cache Webinoly
-
Tối ưu Zend Opcache
Mình hướng dẫn theo bản php mặc định của Webinoly là 7.2, nếu sử dụng bản khác thì sửa lại nhé. Xem phiên bản php hiện tại bằng lệnh :
1 |
php -v |
Mở tệp opcache.ini theo đường dẫn :
1 |
/etc/php/7.2/mods-available/opcache.ini |
Sẽ thấy như thế này :
1 2 3 |
; configuration for php opcache module ; priority=10 zend_extension=opcache.so |
Thêm ngay bên dưới nó :
1 2 3 4 5 6 |
opcache.memory_consumption=512 opcache.max_accelerated_files=100000 ;following can be commented for production server opcache.revalidate_freq=0 opcache.consistency_checks=1 |
- opcache.memory_consumption=512 : Đây là lượng RAM mà ta cho phép Opache sử dụng. Giá trị này tùy thuộc vào lượng code bạn đang sử dụng. Với đa số thì giá trị này là đủ nhưng nếu bạn có rất nhiều code trên VPS, lượng RAM này có thể không đủ. Nếu bạn có một vài code trên VPS, giá trị 512 MB là thừa, bạn hãy giảm xuống để không lãng phí RAM.
- opcache.max_accelerated_files : Giá trị này là số lượng file php được phép lưu trữ trong bộ nhớ. Giá trị này phải lớn hơn các file php mà code bạn có.
Sau khi lưu lại xong, các bạn dùng lệnh sau để restart lại php :
1 |
service php7.2-fpm restart |
Cài đặt trình xem web Zend Opcache :
1 2 3 |
mkdir /var/www/22222/htdocs/cache cd /var/www/22222/htdocs/cache wget https://gist.github.com/ck-on/4959032/raw/0b871b345fd6cfcd6d2be030c1f33d1ad6a475cb/ocp.php |
Mở trình duyệt web và nhập http://IP: 22222
Chọn thư mục cache, bấm vào ocp.php
-
Tối ưu Memcached
Mở tệp memcached.conf theo đường dẫn :
1 |
/etc/memcached.conf |
Tìm -m 64
Restart memcached lại :
1 |
service memcached restart |
Tìm tiếp tệp memcache.ini theo đường dẫn :
1 |
/etc/php/7.2/mods-available/memcache.ini |
Tìm :
1 2 |
; uncomment the next line to enable the module extension=memcache.so |
Thêm bên dưới :
1 2 |
session.save_handler = memcache session.save_path = "tcp://localhost:11211" |
Restart lại PHP :
1 |
service php7.2-fpm restart |
Trên đây là tất cả những thứ cơ bản cần thiết để sử dụng Webinoly, nếu cần tìm hiểu thêm, hãy vào Document Webinoly để xem thêm.
Bài viết có tham khảo từ Bibica.net.
ý kiến của bạn về SlickStack là gì? có lẽ bạn có thể viết về nó tiếp theo … cảm ơn.
Chào bạn, bạn có thể chia sẻ cách phân quyền như thế nào để cài được plugin không cần FTP mà bảo mật cho website nhất không ạ?
Cảm ơn bạn.
Bạn có thể thêm : define(‘FS_METHOD’,’direct’);
vào wp-config.php để khi cài plugin không cần nhập FTP nhé.